thi công ngói bitum

Sản phẩm tấm lợp bitum (ngói dán bitum phủ đá, mái lợp phủ đá) có các kiểu dáng mới lạ độc đáo, với màu sắc đa dạng hài hòa, được sản xuất bởi tập đoàn danh tiếng trên thế giới. Sản phẩm luôn dẫn đầu về thương hiệu, đạt được các giải thưởng cao quý nhất về chất lượng & thẩm mỹ.

Thi công tấm lơp bitum phủ đá được phổ biến và rộng rải tại các nước trên thế giới. Sản phẩm được ứng dụng trong nhiều công trình dân dụng và nghỉ dưỡng. Vậy cách thi công sản phẩm này như thế nào? Hãy cùng huongdanthicong.vn theo dõi bài viết này nhé!
Thành phần, cấu tạo của tấm lợp bitum phủ đá
Sợi thủy tinh kháng kiềm:
Gia cố là một phương pháp phổ biến giúp tăng tính cơ học của vật liệu. Điều này đã được nghiên cứu, chứng minh, cũng như đưa vào ứng dụng rộng rãi. Và sợi thủy tinh chính là loại sợi được dùng để làm vật liệu gia cố phổ biến nhất hiện nay.

Việc gia cố bằng sợ thủy tinh sẽ giúp tăng lực kéo, độ bền, độ uốn cong, dẻo dai và chống rạn nứt bề mặt tấm lợp bitum.

Lớp màng gốc bitum:
Bitum là một hợp chất được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp chống thấm. Chúng có mặt ở hầu hết các sản phẩm chống thấm hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng bitum chính là nhựa đường. Nhưng thật sự, nhựa đường chỉ là một trong những dạng biến thể của gốc bitum.

Đá tự nhiên:
Tấm lợp bitum phủ đá được phủ nhiều lớp các hạt đá từ nhiên. Sau khi chúng đã được xây nhuyễn theo kích cỡ phù hợp. Giúp cho bề mặt tấm lợp mái gồ ghề. Tạo nên nét đẹp rất độc đáo, tinh tế và thân thiện với môi trường.

Lớp keo chuyên dụng:
Lớp keo này sẽ giúp kết dính tấm lợp với bề mặt mái nhà một cách cực kì chắc chắn.

Lớp phủ acrylic:
Acrylic là một hợp chất được tinh chế từ dầu mỏ. Hợp chất này có thể có nhiều màu hoặc trong suốt. Và acrylic được sử dụng trong mái lợp bitum là trong suốt. Chúng có tính nhiệt dẻo, khả năng chịu tác động cao. Và không hấp thụ nhiệt, có khả năng chống tia cực tím.

Lý do nên chọn tấm lợp bitum phủ đá tự nhiên?
Mái lợp phủ đá là một loại vật liệu lợp mái cao cấp. Có khả năng thay thế cho mái ngói truyền thống. Những tính năng vượt trội đã giúp tấm lợp mái bitum nhận được ngày càng nhiều sự đón nhận và yêu thích của khách hàng.

Các đặc điểm ưu việt của tấm lợp bitum phủ đá tự nhiên:

Về mặt hình thức, thẩm mỹ:
Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc
Có nhiều sự lựa chọn về giá cả
Tạo nét đẹp độc đáo, mới mẻ, đầy thu hút
Các yêu tố trên sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Giúp bạn có thể dễ dàng tìm được sản phẩm vừa phù hợp với sở thích, tính cách, phù hợp với kiến trúc của công trình, phù hợp với ngân sách, cũng như mục đích sử dụng công trình.

Về tính năng, công dụng:
Khả năng chống thấm cực tốt nhờ các lớp màng chống thấm bitum.
Khả năng cách nhiêt, cách âm tốt:
Lớp phủ acrylic giúp phần mái nhà không hấp thụ nhiệt khi thời tiết nóng bức.
Bề mặt các hạt đá xay gồ ghề giúp khuếch tán các hạt mưa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Không gây tiếng ồn khi trời mưa to.
Độ bền cao: nhờ tác dụng của lớp sợi thủy tinh gia cố, các tấm more info lợp phủ đá có thời gian bảo hành từ 20 năm đến trọn đời.
Chống bạc màu, rêu mốc hiệu quả nhờ tác dụng của lớp phủ acrylic.
Không rỉ sét: do tấm lợp mái không chứa các thành phần kim loại.
Khả năng chống gió lốc tốt
Dẻo dai, linh hoạt, dễ uốn cong: mái lợp bitum chuyên trị các công trình có dáng mái nhà phức tạp. Tấm lợp cao cấp này có thể được thi công một cách dễ dàng trên phần mái có độ dốc lớn, mái vòm hoặc mái có hình quả cầu,… Đây là đặc điểm mà các loại mái có độ dẻo dai kém sẽ không thể thực hiện được. Đặc biệt, bạn sẽ không lo sản phẩm bị nứt gãy hay bể vỡ trong quá trình vận chuyển.
Là một loại vật liệu lợp mái nhẹ. Trọng lượng của mái lợp phủ đá chỉ khoảng 10,5kg/m2 (so với dòng sản phẩm cùng phân khúc là ngói, trọng lượng khoảng hơn 40kg/m2). Điều này giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vận chuyển. Quá trình vận chuyển tấm lợp lên mái nhà thi công sẽ dễ dàng và an toàn hơn.
Hướng Dẫn Thi Công Tấm Lợp Bitum
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cần thiết trước khi thi công

Con lăn
Các bước thi công tấm ngói dán Bitum phủ đá

Bước 1. Sàn mái

Chuẩn bị bề mặt sàn mái bằng phẳng, liên tục, sạch sẽ và khô ráo. Sàn mái có thể là bê tông, tấm xi măng hoặc ván ép.
Dùng con lăn, lăn một lớp keo bitum mỏng (Primer), độ dày tầm5mm, để khô ráo.

Bước 2. Cách lợp

Lớp viền: bắn 1 đường keo Primer dọc theo mép dưới của mái.
Cắt bỏ khoảng dưới rộng 14cm của tấm. Phần còn lại làm lớp viền đầu tiên ở toàn bộ mép mái.
Tiến hành lợp hàng đầu tiên:
Chóp mái:

Khi lợp hàng cuối cùng đến chóp mái, nếu tấm lợp còn dư, phủ phần dư của tấm lợp sáng bên kia chóp mái để chống thấm toàn diện.

Để ốp nóc, cắt tấm lợp thành 3 miếng nhỏ. Khi lợp, uống cong tấm lợp vừa cắt và đặt chúng trên chóp.

Dùng 2 cây đinh để cố định tấm lợp. Đặt tấm sau phủ lên tám trước sao cho phần nhìn thấy trên mái của mỗi tấm là 14cm.
Bước 3. Xử lý khe rãnh trên mái

Hơ nóng mặt phủ keo của màng chống thấm rồi dán giữa khe rãnh của mái.
Lợp hoàn chỉnh 1 bên mái và để phủ qua phần bên kia 1 khoảng 305mm tính từ khe rãnh.

Lợp tiếp phần mái bên kia, dùng phấn để kẻ 1 đường thằng theo khe rãnh trên mái.
Cắt bỏ phần tấm lợp dư. Dùng keo để dán mép của tấm lợp dọc theo khe mái.
Bên trên là bài viết hướng dẫn thi công tấm lợp bitum. Hy vọng bạn nắm được kỹ thuật và cách thi công sản phẩm này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *